Giá trị cốt lõi là nền tảng quan trọng giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược và xây dựng văn hóa tổ chức bền vững. Đối với các tập đoàn lớn như Vingroup hay Vinamilk, giá trị cốt lõi không chỉ là kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh mà còn phản ánh sứ mệnh và tầm nhìn dài hạn. Việc hiểu rõ và áp dụng giá trị cốt lõi sẽ giúp doanh nghiệp không ngừng phát triển, tạo nên lợi thế cạnh tranh vượt trội trên thị trường. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá khái niệm giá trị cốt lõi và cách các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như Vingroup và Vinamilk đã áp dụng chúng để đạt được thành công.
Giá trị cốt lõi là nền tảng quan trọng giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược và xây dựng văn hóa tổ chức bền vững. Đối với các tập đoàn lớn như Vingroup hay Vinamilk, giá trị cốt lõi không chỉ là kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh mà còn phản ánh sứ mệnh và tầm nhìn dài hạn. Việc hiểu rõ và áp dụng giá trị cốt lõi sẽ giúp doanh nghiệp không ngừng phát triển, tạo nên lợi thế cạnh tranh vượt trội trên thị trường. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá khái niệm giá trị cốt lõi và cách các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như Vingroup và Vinamilk đã áp dụng chúng để đạt được thành công.
Vingroup là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất Việt Nam, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như bất động sản, du lịch, y tế, giáo dục, công nghiệp và công nghệ. Sứ mệnh của Vingroup chính là “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt”, Vingroup luôn đi đầu trong việc cải tiến và đổi mới, mang lại những sản phẩm và dịch vụ chất lượng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Không chỉ dừng lại ở việc phát triển trong nước, Vingroup còn hướng tới mục tiêu vươn ra toàn cầu, trở thành một thương hiệu Việt mang tầm quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ kinh tế thế giới.
Slogan của Vingroup là “Vingroup – Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp” thể hiện tinh thần không ngừng đổi mới và sáng tạo của tập đoàn. Dù đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, Vingroup vẫn giữ vững tinh thần khởi nghiệp, luôn tiên phong khám phá những cơ hội mới và đương đầu với thử thách. Câu khẩu hiệu này phản ánh sự cam kết của Vingroup trong việc duy trì đam mê, nhiệt huyết và sự sáng tạo trong từng bước phát triển, không bao giờ tự mãn với thành công hiện tại. Đây cũng chính là động lực giúp Vingroup không ngừng vươn xa, phát triển mạnh mẽ hơn mỗi ngày.
6 Giá trị cốt lõi của Vingroup bao gồm: Tín – Tâm – Trí – Tốc – Tinh – Nhân, là những nguyên tắc nền tảng giúp tập đoàn phát triển mạnh mẽ và bền vững.
Những giá trị cốt lõi này là kim chỉ nam, giúp Vingroup không ngừng phát triển và tạo dựng niềm tin vững chắc từ khách hàng, đối tác và cộng đồng.
Viettel hiểu rằng để nổi bật trong hàng triệu doanh nghiệp toàn cầu, cần phải có một triết lý kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp riêng biệt. Đây chính là “bộ gene” độc đáo giúp tập đoàn duy trì sự phát triển vượt bậc. Viettel đã xây dựng 8 giá trị cốt lõi để làm kim chỉ nam cho sự phát triển của mình: Thực tiễn – Thách thức – Thích ứng – Sáng tạo – Hệ thống – Đông Tây – Người lính – Ngôi nhà chung Viettel.
Thực tiễn: Viettel coi trọng việc rút ra bài học từ thực tiễn như một công cụ đánh giá quan trọng. Họ áp dụng phương châm “Dò đá qua sông,” luôn điều chỉnh chiến lược để phù hợp với những gì đã xảy ra trong thực tiễn.
Thách thức: Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ triết lý: “Nghịch cảnh là cơ hội lớn.” Viettel không chỉ đối mặt với thất bại mà còn biến nó thành cơ hội để phát triển. Tập đoàn khuyến khích nhân viên dám đối mặt và vượt qua thử thách, với tinh thần “Vứt vào chỗ chết để sống.”
Thích ứng: Viettel nhấn mạnh sự thay đổi liên tục trong chiến lược và tổ chức để thích ứng với thị trường. Tinh thần “Cái duy nhất không thay đổi là sự thay đổi” giúp Viettel luôn sẵn sàng bứt phá và tạo ra động lực phát triển.
Sáng tạo: Viettel luôn khuyến khích tinh thần sáng tạo trong mọi cấp bậc. Triết lý của họ là “Suy nghĩ mới về những điều không mới,” cho phép mọi ý tưởng, dù nhỏ nhất, đều được tôn trọng và biến thành hành động cụ thể.
Hệ thống: Viettel tin rằng để phát triển bền vững, hệ thống phải hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, họ không để tính hệ thống lấn át sự sáng tạo của cá nhân. Tư duy hệ thống giúp đơn giản hóa các vấn đề phức tạp, nhưng con người vẫn là nhân tố trung tâm trong việc vận hành và phát triển.
Đông Tây: Viettel khéo léo kết hợp giữa triết lý phương Đông và phương Tây. Họ sử dụng sự ổn định của Đông và cải cách của Tây để cân bằng giữa truyền thống và hiện đại, đồng thời thúc đẩy sự đa dạng văn hóa trong tổ chức.
Người lính: Văn hóa “Người lính” là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh của Viettel. Tinh thần kiên định, sẵn sàng đối mặt với khó khăn và không ngừng phấn đấu đã giúp Viettel vượt qua những thử thách trong lĩnh vực viễn thông và lan tỏa thương hiệu ra thế giới.
Ngôi nhà chung Viettel: Cuối cùng, Viettel luôn coi công ty như một ngôi nhà chung, nơi mọi cá nhân cùng đóng góp xây dựng tập đoàn. Sự đoàn kết, nhân hòa giữa các nhân viên chính là yếu tố quyết định giúp Viettel lớn mạnh, trở thành một thương hiệu hàng đầu.
Giá trị cốt lõi là tập hợp những niềm tin, lý tưởng và những định hướng mà mỗi người thiết lập cho cuộc sống của cá nhân. Hiểu một cách đơn giản, bạn định nghĩa con người mình thế nào thì giá trị của bạn là như thế ấy.
Vậy giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là tập hợp những nguyên tắc chung, lý tưởng mà những con người trong tổ chức muốn hướng đến. Những yếu tố này được tạo ra trong một khoảng thời gian đủ lâu để nó hình thành nên tính cách của doanh nghiệp.
Những giá trị này có thể cho biết con người của tổ chức ấy mang nét đặc trưng như thế nào (ví dụ: năng động, trẻ trung hay chuyên nghiệp) hoặc phương châm kinh doanh của họ ra sao (ví dụ: phát triển bền vững,khách hàng là thượng đế,...)
Các giá trị cốt lõi thường mang tính quan trọng, vì nó là tuyên ngôn giá trị của doanh nghiệp. Có thể kể đến một vài tính cách dưới đây:
Biết được đâu là giá trị cốt lõi chính để phù hợp với sản phẩm, hành vi nội bộ cũng như quan hệ đối ngoại là chìa khóa cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp đó.
Với phương pháp “Giữ, bỏ và kết hợp”, doanh nghiệp có thể loại bỏ những giá trị không còn phù hợp hoặc thiếu tính khả thi. Bước này giống như việc “tinh lọc” để giữ lại những giá trị thực sự quan trọng, có khả năng làm nên bản sắc riêng biệt của doanh nghiệp.
Những người đồng hành cùng bạn mong muốn giá trị doanh nghiệp mang lại như thế nào, giá trị cốt lõi là gì. Hãy suy nghĩ và phân tích cùng những người đồng đội có chung lý tưởng và đích đến sẽ cho ra được kết quả thích hợp. Nguồn nhân lực được kết nối giúp tạo ra một văn hóa vững chắc và đi cùng nhau lâu dài.
Cùng với một dòng sản phẩm đó, làm sao để khách hàng nhớ đến bạn. Hầu hết, họ đều coi trọng những giá trị gia tăng của sản phẩm mà lĩnh vực của bạn mang lại là gì? Đó có thể là điểm mạnh của việc chăm sóc khách hàng, hay một nơi bán sản phẩm có giá thành rẻ nhưng chất lượng vẫn đảm bảo,... Cố gắng tìm hiểu thật kỹ khách hàng cũng như những điều doanh nghiệp giúp ích được cho họ.
Đọc thêm: Muốn tiếp cận khách hàng, hãy bắt đầu một cuộc đối thoại
Giá trị cốt lõi phải phản ánh rõ nét văn hóa doanh nghiệp. Điều này giúp xây dựng một môi trường làm việc thống nhất, nơi mà mọi người đều chia sẻ những giá trị chung. Văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ sẽ gắn kết nhân viên, tạo nên động lực và tinh thần đồng đội.
Đây là bước cuối cùng để đưa ra bộ giá trị cốt lõi chính thức, thường là từ 3 đến 7 giá trị mang tính kết nối cao và đại diện đầy đủ cho sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp. Quyết định này không chỉ là sự tổng hợp mà còn là cam kết mạnh mẽ từ lãnh đạo và toàn thể nhân viên.
Giá trị cốt lõi là gì? Đó chính là những nguyên tắc nền tảng, là kim chỉ nam dẫn lối cho mọi quyết định và hành động của doanh nghiệp. Xây dựng giá trị cốt lõi không chỉ đơn thuần là đặt ra những tiêu chí lý tưởng, mà là tạo ra một sức mạnh nội tại giúp doanh nghiệp vượt qua mọi thách thức. Khi mọi thành viên trong tổ chức đều chia sẻ và sống theo những giá trị này, doanh nghiệp sẽ không chỉ phát triển bền vững mà còn có khả năng tạo ra những ảnh hưởng tích cực, lan tỏa cảm hứng cho cộng đồng. Hãy xem giá trị cốt lõi như gốc rễ vững chắc của một cây đại thụ – dù thời gian và hoàn cảnh thay đổi, cây vẫn đứng vững, vươn cao và ra hoa kết trái.
Giá trị cốt lõi (core values) là linh hồn và yếu tố làm nên sự khác biệt của một tổ chức. Vậy giá trị cốt lõi là gì và cách xây dựng ra sao, hãy cùng Tanca tìm hiểu trong bài viết này nhé!