Theo Tổng cục Thống kê, tính đến quý 1/2024 tại Việt Nam, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 52,4 triệu người.
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến quý 1/2024 tại Việt Nam, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 52,4 triệu người.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 đặt ra mục tiêu, đến năm 2030, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 75% trong tổng lực lượng lao động trong đó 40% có bằng cấp, chứng chỉ. Nếu không đáp ứng yêu cầu kỹ năng cao, người lao động Việt Nam sẽ đối mặt với rủi ro mất việc làm và bất ổn về an sinh xã hội.
Để nâng cao năng suất lao động, tháng 11.2023, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 1305/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030.
Mục tiêu là đến năm 2030, năng suất lao động trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng nhanh, bền vững, tận dụng hiệu quả các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; trong đó, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy liên kết vùng; phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là các trụ cột chính.
Mục tiêu cụ thể của chương trình là tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt trên 6,5%/năm, trong đó tốc độ tăng năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 6,5 - 7,0%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 7,0 - 7,5%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân khu vực dịch vụ đạt 7,0 - 7,5%/năm.
Tốc độ tăng năng suất lao động của các vùng kinh tế trọng điểm và 5 thành phố trực thuộc T.Ư cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động trung bình cả nước trong giai đoạn 2023 - 2030.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30% vào năm 2025 và 35 - 40% vào năm 2030; tỷ trọng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp đạt dưới 30% vào năm 2020 và dưới 20% vào năm 2030; nâng cao tỷ trọng đóng góp của KH-CN, đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng, trong đó đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đạt khoảng 45% GDP vào năm 2025 và đạt khoảng 50% GDP vào năm 2030.
Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN về tốc độ tăng năng suất lao động.
Giải pháp được Chính phủ đề ra là lựa chọn một số lĩnh vực, một số địa phương thực hiện thí điểm Chương trình thúc đẩy tăng năng suất lao động, từ đó nhân rộng ra toàn bộ nền kinh tế; nghiên cứu, đề xuất việc thành lập Ủy ban năng suất quốc gia trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm quốc tế và bảo đảm phù hợp điều kiện thực tiễn Việt Nam; thực hiện các hoạt động đối thoại chính sách, chia sẻ kinh nghiệm về tăng năng suất lao động…
Trong năm 2023, Ban Chấp hành T.Ư Đảng đã ban hành Nghị quyết tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới (Nghị quyết số 42).
Nghị quyết nêu rõ, đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về xây dựng chính sách an sinh xã hội và việc làm thỏa đáng, bền vững. Nghị quyết cũng xác định 3 vấn đề đột phá, đều liên quan trực tiếp đến người lao động.
Thứ nhất là mục tiêu hình thành và phát triển nhanh thị trường lao động đúng nghĩa một thị trường lao động linh hoạt, đa dạng, hiện đại và hội nhập.
Thứ hai là xây dựng sàn an sinh đảm bảo phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục rủi ro, trong đó đặc biệt quan tâm tới vấn đề giáo dục, y tế và phúc lợi xã hội để mọi người lao động lo được cuộc sống cho chính mình và gia đình.
Thứ ba là vấn đề nhà ở xã hội, đến 2030 xóa triệt để nhà dột nát cho người dân, tập trung đến năm 2025 hoàn thành ở 74 huyện nghèo nhất nước. Xây dựng 1 triệu căn hộ giá rẻ cho công nhân, người lao động. Trong đó, riêng năm 2024, cả nước phấn đấu hoàn thành được 130.000 nhà ở xã hội, 38.000 nhà ở hộ nghèo.
Năm 2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân KCN giai đoạn 2021 - 2030", đặt mục tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp khu vực đô thị và của công nhân, người lao động trong KCN - KCX.
Đề án phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 1.062.200 căn. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn; giai đoạn 2025 - 2030 hoàn thành khoảng 634.200 căn.
Khảo sát về lực lượng lao động châu Á - Thái Bình Dương năm 2023 của PwC tổng hợp quan điểm của 19.500 người lao động trong khu vực, trong đó có 1.000 người lao động đến từ Việt Nam. Kết quả khảo sát đã mang đến những thông tin quan trọng về sự sẵn sàng của người lao động đối với công việc trong tương lai, cũng như những thách thức kinh tế và bất ổn mà doanh nghiệp và người lao động phải đối mặt.
Chúng tôi đã nghiên cứu sâu về nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến môi trường làm việc, bao gồm khả năng hoạt động của doanh nghiệp, hành động vì khí hậu, phát triển kỹ năng nghề nghiệp, sự hài lòng trong công việc, công nghệ mới nổi và môi trường làm việc. Những thông tin đã thu thập mang ý nghĩa đặc biệt về nhận thức và thái độ của người lao động. Các kết quả khảo sát này sẽ rất có giá trị đối với các nhà tuyển dụng và những người đang muốn hiểu rõ hơn về động lực của lực lượng lao động Việt Nam trong bối cảnh rộng lớn của khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 52,4 triệu người
Ngày 29/12, Tổng cục Thống kê (GSO) công bố thông tin về tình hình dân số, lao động việc làm quý IV và năm 2023.
Theo thông tin của GSO, tính chung năm 2023, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 52,4 triệu người, tăng 666,5 nghìn người so với năm trước. Lực lượng lao động ở khu vực thành thị là 19,5 triệu người, chiếm 37,3%; lực lượng lao động nữ đạt 24,5 triệu người, chiếm 46,7% lực lượng lao động của cả nước.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2023 là 68,9%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với năm 2022. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam giới là 75,2%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó con số này của nữ giới là 62,9%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với năm trước.
Lực lượng lao động giai đoạn 2019-2023 (Đơn vị: Triệu người) (Nguồn: GSO)
Cơ quan thống kê quốc gia cho biết, tính đến cuối năm 2023, cả nước vẫn còn 38 triệu lao động chưa qua đào tạo. Con số này cho thấy thách thức không nhỏ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Do đó, việc xây dựng các chính sách và chương trình đào tạo cụ thể là yêu cầu rất cấp thiết trong thời gian tới.
Tính chung năm 2023, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 52,4 triệu người, tăng 666,5 nghìn người so với năm trước.
Tính chung năm 2023, lực lượng lao động đã qua đào tạo có bằng, chứng chỉ ước tính là 14,1 triệu người, chiếm 27%, tăng 0,5 triệu người so với năm 2022.
Cùng với đó, lao động có việc làm đạt 51,3 triệu người, tăng 683 nghìn người (tương ứng tăng 1,35%) so với năm 2022. Số lao động có việc làm ghi nhận tăng ở cả khu vực thành thị và nông thôn cũng như ở nam giới và nữ giới, số lao động có việc làm ở khu vực thành thị là 19,0 triệu người, tăng 1,8% (tương ứng tăng 331,8 nghìn người), lao động ở khu vực nông thôn là 32,3 triệu người, tăng 1,1% (tương ứng tăng 351,1 nghìn người); số lao động có việc làm ở nam giới đạt 27,3 triệu người, tăng 1,4% (tương ứng tăng 386,6 nghìn người), cao hơn mức tăng ở nữ 0,1 điểm phần trăm (1,4 điểm phần trăm so với 1,3 điểm phần trăm).
Số người thiếu việc làm trong độ tuổi là 918,5 nghìn người, giảm 79,8 nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2023 là 2,01%, giảm 0,20 điểm phần trăm so với năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn (tương ứng là 1,61% và 2,26%).
Như vậy, riêng trong năm 2021, đại dịch Covid-19 đã gây nhiều xáo trộn cho thị trường lao động khu vực thành thị khiến tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực thành thị cao hơn nông thôn.
Tuy nhiên, đến năm 2022, khi dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, tình hình kinh tế-xã hội nước ta tiếp tục ghi nhận những điểm sáng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Vì vậy, thị trường lao động đã trở lại xu hướng được quan sát thường thấy như trước và xu hướng này tiếp tục diễn ra trong năm 2023 làm cho tình hình thiếu việc làm của người lao động tiếp tục được cải thiện.
Thu nhập bình quân của người lao động đạt 7,1 triệu đồng/tháng
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, tính chung năm 2023, thu nhập bình quân tháng của người lao động là 7,1 triệu đồng, tăng 6,9%, tương ứng tăng 459 nghìn đồng so với năm 2022.
Thu nhập bình quân tháng của lao động nam là 8,1 triệu đồng, cao gấp 1,36 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ (6 triệu đồng). Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,4 lần khu vực nông thôn (8,7 triệu đồng so với 6,2 triệu đồng).
Bên cạnh đó, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương là 8 triệu đồng, tăng 5,8% tương ứng tăng khoảng 433 nghìn đồng so với năm trước. Lao động nam có mức thu nhập bình quân cao hơn mức thu nhập bình quân của lao động nữ là 1,14 lần (8,4 triệu đồng so với 7,4 triệu đồng). Lao động làm việc trong khu vực thành thị có mức thu nhập bình quân là 8,9 triệu đồng, cao hơn 1,24 lần mức thu nhập bình quân của lao động ở khu vực nông thôn (7,2 triệu đồng).
Gần 1,07 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao động
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, năm 2023, cả nước có gần 1,07 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao động, giảm 14,6 nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2023 là 2,28%, giảm 0,06 điểm phần trăm so với năm trước.
Có thể thấy, việc triển khai đồng bộ các giải pháp bao gồm thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 6/1/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 đã góp phần cải thiện tình hình thất nghiệp của người lao động.
Theo báo cáo nhanh từ các địa phương cho biết số lao động nghỉ giãn việc của các doanh nghiệp trên cả nước trong quý IV năm nay là khoảng 77,8 nghìn người, giảm 187,3 nghìn người so với quý trước và giảm 218,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chiếm đa số là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 72,6% tổng số lao động nghỉ giãn việc), chủ yếu ở ngành da giày (chiếm 45,7%), tiếp theo là dệt may (chiếm 25,1%).
Số thanh niên từ 15-24 tuổi thất nghiệp năm 2023 là khoảng 437,3 nghìn người, chiếm 41,3% tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên năm 2023 là 7,63%, giảm 0,15 điểm phần trăm so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 9,91%, tăng 0,09 điểm phần trăm so với năm trước.
Năm 2023, cả nước có gần 1,07 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao động, giảm 14,6 nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2023 là 2,28%, giảm 0,06 điểm phần trăm so với năm trước.