Những Loại Rau Tốt Cho Sức Khỏe

Những Loại Rau Tốt Cho Sức Khỏe

1. Nguy cơ mất nước ở trẻ bị tiêu chảy

1. Nguy cơ mất nước ở trẻ bị tiêu chảy

Trẻ tiêu chảy không nên uống nước gì?

- Nước uống có đường: Thức ăn, đồ uống có nhiều đường có thể làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy ở trẻ. Một số chất làm ngọt nhân tạo thường có trong nước ngọt, soda ăn kiêng và chất thay thế đường có thể có tác dụng nhuận tràng. Chúng cũng có thể làm tăng khí và đầy hơi, không tốt cho người bệnh đang bị tiêu chảy.

- Nước có gas, đồ uống có chất kích thích: Nước có gas và cà phê không gây tiêu chảy nhưng chúng có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa.

- Đối với những trường hợp trẻ có biểu hiện không dung nạp lactose nên hạn chế uống sữa và các sản phẩm từ sữa. Các sản phẩm từ sữa có chứa một loại đường gọi là lactose. Cơ thể chúng ta tiêu hóa đường lactose bằng một loại enzyme gọi là lactase. Tiêu chảy có thể làm cạn kiệt men lactase. Đường lactose không được tiêu hóa có thể làm tăng khí, đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy.

Xem thêm video đang được quan tâm

Bộ Y Tế Cảnh Báo Thời Tiết Nóng Ẩm Có Thể Bùng Dịch Sốt Xuất Huyết, Tiêu Chảy | SKĐS

Trà thảo dược từ lâu đã được biết đến như một phương pháp tự nhiên giúp cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Đặc biệt, một số loại có khả năng hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim và mạch máu.

Ngoài ra, một số loại trà có chứa tâm sen, tam thất, đan sâm là những vị thuốc giúp làm giảm căng thẳng, điều hòa huyết áp, góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch một cách toàn diện.

Bên cạnh đó, uống trà thảo dược đều đặn còn giúp giảm huyết áp, hạ mức cholesterol xấu (LDL) và tăng mức cholesterol tốt (HDL), từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch và tăng huyết áp.

Việc kết hợp uống trà thảo dược với chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống tích cực sẽ mang lại hiệu quả tối ưu trong việc duy trì và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Trong bài viết này, xin giới thiệu một số loại trà thảo dược phổ biến với tác dụng tốt cho tim mạch, cùng cách sử dụng chúng hiệu quả.

Hòe hoa có vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, làm bền thành mạch, làm chậm quá trình xơ vữa động mạch, tăng sức co bóp cơ tim và hạ huyết áp, hạ mỡ máu.

Trong hòe hoa chứa nhiều rutin, là một chất làm bền thành mạch, nên hay được dùng cầm máu trong các trường hợp xuất huyết để phòng tai biến do mạch máu bị xơ vữa.

Hòe hoa dùng làm trà phải là hoa chưa nở, nên thu hái hoa vào buổi sáng, rồi phơi nắng nhẹ và sao qua cho khô để đảm bảo màu sắc và hương vị của trà.

- Hòe hoa có thể dùng riêng với liều 8 - 16g, hãm nước uống trong ngày.

- Hoặc có thể phối hợp thêm các vị thuốc khác như: Hòe hoa 10g, tam thất 8g, cúc hoa 2 nụ, táo đỏ 2 quả. Hãm, uống thay nước trong ngày.

Lưu ý: Hòe hoa tính hơi lạnh, nên những người tỳ vị hư hàn (hay đau bụng do lạnh) không nên dùng trà hòe hoa thường xuyên, nếu dùng cần phối hợp thêm các dược liệu có tính ấm nóng như quế, gừng.

Tam thất có tác dụng giúp lưu thông tuần hoàn máu, giảm lượng cholesterol trong máu, hạ huyết áp, hạ đường máu, kích thích hệ miễn dịch…được dùng nhiều trong các trường hợp tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực…

Trà làm từ hoa tam thất có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Loại trà này có tác dụng lương huyết, bổ huyết, an thần, giảm stress và điều hòa huyết áp.

- Hoa tam thất, hòe hoa, cúc hoa mỗi vị 10g. Ba loại đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau khoảng 15 - 20 phút thì dùng được, uống thay nước trong ngày.

Loại trà này dùng đặc biệt tốt cho những người thừa cân, béo phì có kèm theo tăng huyết áp, mỡ máu cao.

- Những người hay mất ngủ, tim đập hồi hộp có thể dùng như sau: Hoa tam thất 10g, tâm sen 10g, long nhãn 10g. Hãm nước 15 - 20 phút thì dùng được.

Đan sâm là vị thuốc có vị đắng, tính hàn. Có tác dụng hoạt huyết khứ ứ, thanh tâm trừ phiền, lương huyết tiêu ung. Ngày nay hay được sử dụng để điều trị chứng tâm tý liên quan đến các cơn đau thắt ngực.

Ngoài ra, đan sâm có tính hàn lương nên dùng tốt cho các chứng nhiệt ở trong huyết. Các trường hợp do huyết có nhiệt, nhiệt động đến tâm làm cho tâm hỏa động mà không ngủ được.

Phối hợp đan sâm và tam thất làm trà có tác dụng giúp thông thoáng huyết quản động mạch, giảm cholesterol, chống tích tụ chất thải trong máu, làm chậm sự tiến triển của quá trình xơ vữa động mạch vành.

Cách dùng: Đan sâm, tam thất tán bột mịn đóng gói vào túi lọc, mỗi túi 5 - 10g, ngày dùng 1 gói, hãm nước uống trong ngày.

Trà Hibiscus, hay còn gọi là trà atiso đỏ, được biết đến với màu đỏ tươi và hương vị chua dịu. Hibiscus chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là polyphenol và flavonoid, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống trà Hibiscus thường xuyên có thể giúp giảm huyết áp, một trong những yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim mạch.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí "Journal of Nutrition" cho thấy, uống 3 tách trà Hibiscus mỗi ngày trong sáu tuần có thể giảm đáng kể huyết áp ở những người bị tăng huyết áp nhẹ đến trung bình. Điều này là nhờ vào khả năng giãn mạch và giảm căng thẳng trên thành mạch máu của Hibiscus.

Cách pha: Sử dụng nước sôi và ngâm trà trong 5 - 10 phút là có thể sử dụng, uống thay nước trong ngày.

Trà hoa cúc không chỉ nổi tiếng với tác dụng an thần, giảm căng thẳng mà còn có nhiều lợi ích cho tim mạch. Hoa cúc chứa nhiều flavonoid - một nhóm chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mạch máu và giảm viêm.

Viêm là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý về tim, và uống trà hoa cúc có thể giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể.

Hơn nữa, trà hoa cúc cũng có tác dụng giảm mức đường huyết và cải thiện mức cholesterol, giúp ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch và các vấn đề liên quan đến tim mạch.

Cách dùng: Cho hoa cúc khô (2 - 3g) vào ấm hoặc cốc. Đổ nước nóng vào và đậy nắp để hãm trà. Ngâm trong khoảng 5 - 7 phút, tùy theo khẩu vị. Nếu thích trà đậm đà, có thể ngâm lâu hơn.

Trà thảo dược là một phương pháp tự nhiên tuyệt vời để hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, nên kết hợp việc uống trà với lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lý.

Hãy thử thêm một hoặc nhiều loại trà thảo mộc này vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để tận hưởng những lợi ích mà chúng mang lại cho sức khỏe tim mạch và sức khỏe tổng thể.

Bù nước cho trẻ như thế nào?

Hậu quả của tiêu chảy cấp là mất nước và điện giải, trường hợp nặng có thể gây tử vong. Do đó, dinh dưỡng cho bệnh nhân tiêu chảy có vai trò rất quan trọng góp phần rút ngắn quá trình điều trị.

Trẻ bị tiêu chảy cần có chế độ ăn uống hợp lý để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể mà không gây tổn thương lên hệ tiêu hóa. Ưu tiên hàng đầu là bù nước và chất điện giải, cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Tốt nhất là cho trẻ uống dung dịch bù nước và điện giải (oresol) pha và sử dụng theo đúng hướng dẫn.

Bệnh nhân bị tiêu chảy cần uống nhiều nước hơn bình thường để bù lại lượng dịch mất qua phân và nôn.

Về thức ăn, nên chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng, chế biến dưới dạng lỏng, mềm, dễ tiêu như các loại cháo, súp… để trẻ dễ tiêu hóa và dễ hấp thu. Bổ sung thêm sữa chua vào chế độ ăn của trẻ.

Lưu ý: Cho trẻ uống nước hoặc oresol từng ngụm nhỏ, ít một, thường xuyên sau mỗi lần trẻ bị nôn hoặc tiêu chảy. Uống nhiều nước một lúc sẽ càng làm dạ dày khó chịu, gây buồn nôn. Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa trong ngày. Trẻ ăn ít một sẽ dễ ăn, hạn chế nôn trớ và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa trong giai đoạn bệnh và cho ăn trở lại bình thường và ăn nhiều hơn khi trẻ hồi phục. Nếu trẻ không nôn trớ từ 12-24 giờ thì có thể cho trẻ ăn uống lại bình thường nhưng vẫn cho uống nhiều nước.

Cho trẻ uống dung dịch oresol để bù nước và điện giải.