Phí Vận Chuyển Rác Thải Rắn

Phí Vận Chuyển Rác Thải Rắn

Để làm được điều này cần phải phân loại rác thải tại nguồn; rác có thể tái sử dụng, phần không sử dụng được chiếm tỉ lệ nhỏ hoàn toàn có khả năng tính khối lượng. Đây chính là căn cứ để tính phí phải đóng cho người xả thải.

Để làm được điều này cần phải phân loại rác thải tại nguồn; rác có thể tái sử dụng, phần không sử dụng được chiếm tỉ lệ nhỏ hoàn toàn có khả năng tính khối lượng. Đây chính là căn cứ để tính phí phải đóng cho người xả thải.

Thực trạng rác thải sinh hoạt ở Việt Nam

Một số bộ phận người Việt Nam chưa có ý thức đúng chuẩn mực về việc phân loại và xử lý rác thải. Vì vậy phải triển khai các chiến dịch giáo dục cộng đồng về tầm quan trọng của việc phân loại và tái chế rác thải.

Rác thải nhựa và nilon là một trong những vấn đề nghiêm trọng, với ước tính Việt Nam đang thải ra môi trường mỗi ngày có khoảng 60.000 tấn rác thải nhựa được xả ra môi trường trong đó là hết 60% là rác thải sinh hoạt ở đô thị.

Việt Nam hiện đứng thứ tư thế giới về lượng rác thải nhựa trên biển, sau Trung Quốc, Indonesia và Philippines với phần lớn rác thải trôi ra từ 112 cửa biển của đất nước.

Phương pháp xử lý rác thải phổ biến nhất là chôn lấp và đốt thủ công và theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường thì khoảng 70% số lượng rác được xử lý bằng phương pháp chôn lấp nhưng tỉ lệ chỉ chiếm dưới 20% là được chôn lấp đúng quy trình và hợp vệ sinh.

Ngoài ra thì còn nhiều thành phố khác đều gặp khó khăn về việc xử lý rác thải như là Cần Thơ phải đốt hơn 400 tấn rác trong một ngày, điều này gây ảnh hưởng đến vấn đề khí thải. Lượng khí thải chiếm 5% tổng lượng rác thải xử lý và có các chất gây ung thư là furan và dioxin. Hải Phòng thì phải xử lý hơn 700 tấn hằng ngày và khu chôn lấp ở Tràng Cát và các nhà mấy phân compost lại không có hiệu quả.

Trên đây là toàn bộ thông tin về rác thải sinh hoạt là gì mà Pan Trading muốn gửi đến các bạn. Quản lý rác thải sinh hoạt một cách hiệu quả là bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống. Mỗi hộ gia đình có thể đóng góp vào việc này bằng cách thực hiện các biện pháp đơn giản như sử dụng sản phẩm tái chế và giảm thiểu rác thải nhựa. Sự tham gia của cộng đồng và sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương sẽ làm tăng hiệu quả của quá trình quản lý rác thải, hướng tới một tương lai xanh và bền vững hơn.

Saritown, Khu đô thị Sala, 142 đường B2, Phường An Lợi Đông, Quận 2, TP. HCM

Tại sao phân loại rác lại quan trọng?

Phân loại rác giúp chúng ta tách biệt các loại rác thải dựa trên tính chất và đặc điểm của chúng, từ đó có thể tái chế hoặc xử lý chúng một cách hiệu quả. Khi rác thải được phân loại đúng cách, lượng rác được chuyển đến các bãi chôn lấp sẽ giảm đi đáng kể, giảm bớt áp lực lên các khu vực này và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm đất và nguồn nước.

Lợi ích của việc phân loại rác và xử lý rác đúng cách

Phân loại rác và xử lý rác thải sinh hoạt đúng cách là một trong những bước quan trọng nhất mà mỗi hộ gia đình có thể thực hiện để góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Việc này không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn mang lại nhiều lợi ích to lớn cho cộng đồng và kinh tế địa phương.

Rác thải sinh hoạt tiếng anh là gì?

Rác thải sinh hoạt tiếng anh là Domestic Waste.

Người gây ô nhiễm phải trả tiền

Theo lý giải của Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT), chất thải rắn đang là vấn đề nóng cần được giải quyết với hàng chục triệu tấn rác thải sinh hoạt. Mỗi năm, lượng chất thải rắn gia tăng khoảng 10% và có xu hướng tiếp tục gia tăng. Một nghiên cứu của VN cho thấy 40% rác thải sinh hoạt là thành phần thực phẩm, hữu cơ và vật liệu có thể tái chế. Do đó, luật

(sửa đổi) trình QH lần này quan niệm chất thải rắn sinh hoạt không phải bỏ đi mà là một dạng tài nguyên. Để có thể sử dụng loại tài nguyên này, có 2 yếu tố tiên quyết là việc

xử lý rác không chôn lấp. Tức là từ khâu phân loại thu gom của người dân cho tới khâu xử lý cuối cùng phải đồng bộ. Hiện nay, việc thu phí thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt được tính theo bình quân đầu người và hộ gia đình, mang tính chất cào bằng. Để giải quyết bất cập này, luật sửa đổi quy định thu phí theo khối lượng, thể tích rác thải ra theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, thải ra nhiều phải chịu nhiều tiền hơn.

“Bộ TN-MT đặt lộ trình thực hiện từ nay đến 2025 là giai đoạn để chúng ta tuyên truyền, nâng cao giáo dục, nhận thức cho người dân. Trong giai đoạn đầu thực hiện, cần có kế hoạch cụ thể, xây dựng chế tài xử phạt thật nghiêm, lắp đặt hệ thống hạ tầng camera giám sát một cách bài bản, dần dần hình thành thói quen, đưa việc thu gom rác thải đi vào nề nếp. Dần dần khi nhận thức, hành vi, hành động của người dân thay đổi, luật sẽ phát huy được tối đa những tác động tích cực đến môi trường, đời sống của người dân”.

Cụ thể, chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được phân thành 3 loại: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác. Hộ gia đình, cá nhân có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện phân loại chất thải theo quy định, đồng thời có trách nhiệm chi trả một phần kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng phát sinh; phần kinh phí còn lại được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định của Chính phủ. Các loại chất thải rắn có khả năng tái chế được phân loại đúng quy định được miễn nộp phí thu gom, vận chuyển và xử lý. Kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân ở các đô thị được thu thông qua giá bán bao bì, thiết bị chứa chất thải, và phải bảo đảm tối thiểu 20% chi phí cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý.

Ủng hộ quy định mới được thông qua, PGS-TS Phùng Chí Sĩ, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN, lý giải: Quy định hiện hành yêu cầu thu phí xử lý, thu gom rác thải theo đầu người và tính chất cơ sở xả thải. Giá rác thải sinh hoạt dựa theo chi phí thu gom được tính trung bình 415.000 đồng/tấn. Tùy điều kiện cụ thể, từng địa phương sẽ có nghị quyết ban hành giá rác riêng cho phù hợp. Tại TP.HCM hiện nay là gần 49.000 đồng/hộ/tháng. Cách thu như vậy vừa không chính xác vì gia đình khá giả hay hộ nghèo đều tính giá như nhau; vừa không khuyến khích giảm phát thải tại nguồn vì xả nhiều hay ít cũng đóng chung một mức giá. Chưa kể hiện tại, người dân chỉ phải chịu một phần kinh phí thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, nhà nước đang đảm nhiệm phần chính. Phần ngân sách bao cấp cho xử lý rác thải cũng là từ tiền thuế của người dân. Như vậy, người xả rác ít cũng phải chịu chung phí xử lý phần ô nhiễm mà người xả nhiều gây ra, không công bằng. Thu tiền theo khối lượng đảm bảo công bằng, hợp lý và văn minh hơn.

Sắp tới, phí thu gom rác thải sẽ tính theo khối lượng và nguyên tắc thải ra nhiều phải chịu nhiều tiền hơn

Ngay từ khi dự thảo được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, nhiều người dân lo ngại việc thực hiện sẽ gặp khó khăn vì người thu gom rác không thể mang theo cân khi đi thu gom để xác định khối lượng rác thải của các hộ gia đình. Chưa kể nhiều người ý thức kém sẽ thỏa thuận với người thu gom để kê sai số rác thải, dẫn đến tiêu cực.

Quan trọng nhất là có chính sách, cơ chế khuyến khích phân loại, tái chế... hỗ trợ để nhận được sự hợp tác từ người dân

Trả lời báo chí bên hành lang QH, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cho biết phương án cụ thể sẽ không được quy định trong luật trình QH mà Chính phủ sẽ có nghị định, thông tư hướng dẫn cụ thể cho các địa phương sau khi luật Bảo vệ môi trường sửa đổi được QH thông qua. Dựa theo kinh nghiệm của các nước tiên tiến đã thực hiện phương án này như Hàn Quốc, Nhật Bản,

, việc tính toán lượng rác thông thường dựa vào thể tích túi bao bì. Người dân sẽ phân loại rác theo các loại bao bì đựng rác với màu sắc, thể tích khác nhau. Phí thu gom, xử lý rác sẽ được tính toán thông qua giá bán các bao bì này. Còn việc quy định màu sắc, bao nhiêu loại túi, cách tính toán giá thế nào sẽ do văn bản dưới luật hướng dẫn.

Theo PGS-TS Phùng Chí Sĩ, tính giá theo bao bì là cách mà

đã áp dụng rất hiệu quả. Có hai phương thức, người dân mua túi theo từng loại (đơn cử loại 5 kg - màu đỏ, 10 kg - màu xanh, 15 kg - màu vàng), đóng tiền thu gom ngay khi mua hoặc trả sau theo kiểu đựng rác vào đúng loại, người thu gom tính bao nhiêu túi thì nhân tiền lên bấy nhiêu.

Tuy nhiên, phương án này cũng có tính chất áng chừng và có thể thành công ở VN hay không phần lớn vẫn dựa vào ý thức của người dân. Nhiều người có thể “lách” bằng cách dồn hết rác thải nặng sang túi loại 5 - 10 kg, tính tiền cho túi loại nhẹ nhưng thực tế số ki lô gam lại nặng hơn nhiều. Chưa kể không loại trừ trường hợp người dân “trốn” đóng tiền bằng cách mang rác đổ sang nhà hàng xóm hoặc đổ ra công viên, sông, kênh, rạch, càng thêm gây

Phân loại rác tại nguồn, người dân sẽ được hưởng lợi