Trong những năm gần đây, thực trạng du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc đã trở thành một chủ đề thu hút nhiều sự chú ý. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Hàn Quốc, cùng với nền giáo dục chất lượng cao và các chính sách hỗ trợ từ chính phủ Hàn Quốc, đã làm cho quốc gia này trở thành điểm đến lý tưởng cho nhiều du học sinh Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, còn tồn tại nhiều thách thức và vấn đề cần được giải quyết. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết thực trạng du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc, từ những động lực thúc đẩy đến các khó khăn gặp phải.
Trong những năm gần đây, thực trạng du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc đã trở thành một chủ đề thu hút nhiều sự chú ý. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Hàn Quốc, cùng với nền giáo dục chất lượng cao và các chính sách hỗ trợ từ chính phủ Hàn Quốc, đã làm cho quốc gia này trở thành điểm đến lý tưởng cho nhiều du học sinh Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, còn tồn tại nhiều thách thức và vấn đề cần được giải quyết. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết thực trạng du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc, từ những động lực thúc đẩy đến các khó khăn gặp phải.
Du học sinh Việt Nam tốt nghiệp tại Hàn Quốc có nhiều cơ hội việc làm tại các công ty Hàn Quốc hoặc các công ty đa quốc gia. Những kinh nghiệm học tập và làm việc tại Hàn Quốc là điểm mạnh trong hồ sơ xin việc của họ.
Sau khi tốt nghiệp, du học sinh cần xin visa làm việc để ở lại Hàn Quốc. Quá trình này có thể phức tạp và đòi hỏi nhiều thủ tục, do đó, du học sinh cần chuẩn bị kỹ lưỡng và tìm hiểu thông tin cần thiết.
Nhiều du học sinh quyết định tiếp tục học cao hơn, như học thạc sĩ hoặc tiến sĩ, để nâng cao trình độ chuyên môn và mở rộng cơ hội nghề nghiệp. Hàn Quốc cung cấp nhiều chương trình học bổng và hỗ trợ nghiên cứu cho sinh viên quốc tế.
Một trong những lợi ích lớn của du học tại Hàn Quốc là xây dựng được mạng lưới quan hệ rộng lớn, bao gồm bạn bè, đồng nghiệp và giáo sư. Mạng lưới này có thể hỗ trợ đắc lực trong sự nghiệp và cuộc sống sau này.
Tham khảo đi du học Hàn Quốc ngành sư phạm bằng IELTS
Thực trạng du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc là một bức tranh đầy màu sắc với nhiều cơ hội và thách thức. Với nền giáo dục chất lượng cao, chính sách hỗ trợ tốt và môi trường học tập năng động, Hàn Quốc đã trở thành điểm đến lý tưởng cho nhiều du học sinh Việt Nam. Tuy nhiên, để thành công, du học sinh cần vượt qua những rào cản ngôn ngữ, tài chính và văn hóa. Sự hỗ trợ từ nhà trường, cộng đồng và gia đình sẽ giúp họ thích nghi và phát triển tốt hơn trong môi trường mới.
Kính gửi Quý Thành viên của Website 123job.vn,
Ban Quản Trị Website 123job.vn xin thông báo đến Quý Thành viên về việc áp dụng “Các điều kiện giao dịch chung về bảo vệ dữ liệu cá nhân” (Sau đây gọi tắt là “Các Điều Kiện Giao Dịch Chung”) được cập nhật theo Nghị định số 13/2023/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 17/4/2023 về bảo vệ dữ liệu cá nhân, hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2023.
“Các Điều Kiện Giao Dịch Chung” là một phần không thể tách rời của các thỏa thuận giữa Ban Quản Trị Website 123job.vn và các Thành viên. “Các Điều Kiện Giao Dịch Chung” có thể được sửa đổi trong từng thời kỳ. Mọi thông tin thay đổi (nếu có) sẽ được thông báo, cập nhật trên website https:///www.123job.vn.
Để xem chi tiết “Các Điều Kiện Giao Dịch Chung”, Quý Thành viên vui lòng nhấn: Tại đây
Trường hợp cần làm rõ về “Các Điều Kiện Giao Dịch Chung”, Quý Thành viên vui lòng liên hệ với Ban Quản Trị Website 123job.vn hoặc gửi email đến [email protected] để được hỗ trợ.
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) vừa có công văn gửi các doanh nghiệp về việc phối hợp thông tin các nội dung liên quan đến thực tập sinh doanh nghiệp dịch vụ đưa lao động đi làm việc tại Nhật Bản.
Các thực tập sinh người Việt tại Nhật Bản (ảnh chụp tháng 10.2022)
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Tổ chức thực tập kỹ năng Nhật Bản (OTIT) vừa đề nghị phối hợp thông tin tới doanh nghiệp dịch vụ và thực tập sinh đi làm việc tại Nhật Bản một số nội dung liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi, nâng cao chất lượng sinh hoạt, công việc thực tập sinh và doanh nghiệp dịch vụ.
Cụ thể, theo quy định về việc thực tập sinh mang thai, sinh con và biện pháp bảo vệ quyền lợi bản thân khi mang thai, sinh con trong thời gian làm việc tại Nhật Bản, người lao động vẫn có thể tiếp tục thực tập kỹ năng ở Nhật Bản bởi luật pháp nghiêm cấm việc việc sa thải công nhân với lý do là đã mang thai.
Công ty phái cử và nghiệp đoàn quản lý không được phép cưỡng ép thực tập sinh về nước với lý do vì đã có thai.
Khi biết mình đã có thai, thực tập sinh có thể liên lạc và báo cho quầy tư vấn của nghiệp đoàn quản lý, người quản lý của công ty thực tập sinh đang thực tập hoặc nhờ đến cơ quan quản lý thực tập sinh người nước ngoài và quầy tư vấn khu vực thực tập sinh đang sinh sống để được tư vấn.
Khi nhận ra mình đã có thai, thực tập sinh cố gắng đăng ký sớm tại cơ quan hành chính địa phương nơi mình đang sinh sống để nhận được sổ sức khỏe bà mẹ và trẻ em cùng với phiếu khám thai.
Nếu thực tập sinh cảm thấy có thể sắp bị sa thải, hoặc bị bảo cho về nước thì hãy liên lạc đến cơ quan quản lý thực tập sinh người nước ngoài để được tư vấn.
Sau khi sinh con, lao động không được phép đi làm trong vòng 8 tuần đầu. Khoản thời gian sau đó, lao động có thể quay lại tiếp tục công việc thực tập kỹ năng.
Trường hợp lao động bị đình chỉ công việc thực tập kỹ năng để trở về nước sinh con, vẫn có thể xin tái nhập quốc Nhật Bản để tiếp tục công việc thực tập.
Để tiếp tục công việc thực tập, thực tập sinh cần phải làm thủ tục giấy tờ ở cơ quan quản lý thực tập sinh người nước ngoài. Về vấn đề muốn tái tiếp tục thực tập kỹ năng và thời điểm tái tiếp tục thì thực tập sinh nên liên lạc, báo cho nghiệp đoàn quản lý và công ty đang thực tập biết nguyện vọng của mình.
Ngoài tư vấn bằng tiếng Việt qua điện thoại và email, thực tập sinh Việt Nam có thể liên hệ với dịch vụ hỗ trợ tư vấn bằng cuộc gọi trực tuyến (ứng dụng zoom). Ngay cả khi lao động không có số điện thoại vẫn có thể nhận tư vấn cách sử dụng đường truyền internet trong môi trường wifi.
Trước đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, thời gian qua OTIT đã tiến hành điều tra các thực tập sinh Việt Nam và phát hiện một số thực tập sinh được doanh nghiệp yêu cầu ký bản cam kết hoặc tư vấn với nội dung: "Thực tập sinh sẽ bị về nước nếu mang thai, sinh con trong thời gian thực tập tại Nhật Bản".
Cục Quản lý lao động ngoài nước khẳng định, việc này không phù hợp quy định pháp luật của hai nước và Bản ghi nhớ hợp tác về chương trình thực tập kỹ năng.
Để tránh phát sinh sự việc nêu trên, Cục Quản lý lao động ngoài nước yêu cầu doanh nghiệp quán triệt các nhân viên của doanh nghiệp trong quá trình tư vấn, tuyển chọn, giáo dục định hướng, ký kết hợp đồng... tuyệt đối không yêu cầu người lao động ký cam kết hoặc tư vấn với nội dung thực tập sinh sẽ bị về nước nếu mang thai, sinh con trong thời gian thực tập tại Nhật Bản.
Cuối tháng 4, truyền thông Nhật Bản đưa tin một thực tập sinh kỹ thuật người Việt Nam cư trú tại thành phố Higashihiroshima (Hiroshima, Nhật Bản) đã bị bắt vì nghi ngờ bỏ thi thể một bé sơ sinh tại một khu đất trống.
Nữ thực tập sinh 19 tuổi đã thừa nhận và nói với cảnh sát rằng tất cả cáo buộc đều đúng. Đây là vụ việc thứ hai liên quan tới thực tập sinh Việt Nam sinh con tại Nhật Bản.
Trước đó, một thực tập sinh 24 tuổi bị cáo buộc bỏ lại thi thể của cặp song sinh chết lưu trong thùng carton tại nhà riêng ở thị trấn Ashikita (Kumamoto, Nhật Bản) vào tháng 11.2020.
Theo cuộc khảo sát do Cục Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú Nhật Bản (ISAJ) tiến hành từ tháng 8 - 11.2022 để tìm hiểu xem liệu các thực tập sinh nước ngoài có bị phân biệt đối xử khi mang thai hoặc sinh con hay không, số nữ thực tập sinh trả lời câu hỏi của ISAJ đến từ 7 quốc gia, trong đó có Việt Nam, Indonesia và Philippines.
Kết quả khảo sát cho thấy, 5,2% số nữ thực tập sinh trong cuộc khảo sát cho hay đã ký các văn bản có nội dung họ sẽ phải nghỉ việc nếu mang thai. Trong đó, có tới 70% đã ký văn bản tương tự với những tổ chức đưa thực tập sinh đến Nhật.
Cuộc khảo sát được tiến hành sau khi Chính phủ Nhật nhận khiếu nại từ một số thực tập sinh cho rằng họ bị ép nghỉ việc do mang thai hoặc sinh con, trong đó có vài trường hợp đã dẫn đến kiện tụng.
Sau kết quả của cuộc khảo sát trên, ISAJ cùng với Bộ Y tế, Lao động và phúc lợi Nhật Bản gửi thông báo cho khoảng 3.600 tổ chức giám sát trên khắp nước này, nhấn mạnh việc ép buộc thực tập sinh nghỉ việc hoặc về nước nếu mang thai là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.