Theo Báo cáo của Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tình hình xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại nông lâm thủy sản (NLTS) 5 tháng đầu năm 2024 như sau:
Theo Báo cáo của Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tình hình xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại nông lâm thủy sản (NLTS) 5 tháng đầu năm 2024 như sau:
Hiện nay, việc chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam đang được đẩy mạnh. Do đó, khi tham gia vào các sàn Thương Mại Điện Tử (TMĐT) doanh nghiệp sẽ nhận được rất nhiều cơ hội. Thứ nhất, doanh nghiệp sẽ không cần chủ động tìm kiếm khách hàng vì đã có một lượng khách hàng luôn sẵn sàng mua sản phẩm trên các trang TMĐT. Tại Việt Nam, các sản phẩm lên sàn TMĐT trong nước đều được Cục xúc Tiến Thương Mại hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, gắn tem nhãn, đảm bảo minh bạch thông tin sản phẩm.
Thứ hai, việc thu hút khách hàng đến mua sản phẩm đơn giản hơn vì các sàn TMĐT hiện nay có nhiều tính năng đa dạng như livestream (một hình thức quay video trực tuyến nhằm giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng), quảng cáo từ khóa trên trang (tính năng nhằm tăng thứ hạng gian hàng trên sàn), gian hàng trực tuyến (nơi trưng bày các sản phẩm của doanh nghiệp)… và dưới sự hỗ trợ và tư vấn từ phía nhân viên của sàn. Để kinh doanh nông sản thành công trên sàn TMĐT đòi hỏi doanh nghiệp cần đầu tư vào hình ảnh, thông tin sản phẩm trên trang và trải nghiệm khách hàng tốt để tạo uy tín cho thương hiệu.
Đọc bản PREVIEW ở LINK dưới và đăng ký nhận FULL EBOOK tại: https://forms.gle/9LaJxmy621CizTna6
Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2023 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát toàn cầu, suy thoái kinh tế ở các thị trường lớn. Tuy nhiên, từ cuối năm 2023, xuất khẩu thủy sản đã có tín hiệu phục hồi và tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024.
Xuất khẩu thủy sản bước đầu có dấu hiệu phục hồi trong quý I/2024
Toàn cảnh xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2023 - 2024
Trong năm 2023, ngành thủy sản Việt Nam đã đối mặt với nhiều khó khăn, dẫn đến sự sụt giảm đáng kể trong xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm 17,8% so với năm 2022, chỉ đạt khoảng 9 tỷ USD . Các mặt hàng chính như tôm, cá tra, cá ngừ đều giảm từ 16-20%. Thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc đều giảm từ 11 - 28% .
Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do lạm phát cao, nhu cầu thị trường giảm, và tồn kho lớn. Giá xuất khẩu giảm cùng với các thách thức trong sản xuất và kinh doanh trong nước cũng góp phần vào kết quả tiêu cực này.
Dự báo cho năm 2024, ngành thủy sản có triển vọng phục hồi, với mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 9.5 đến 10 tỷ USD. Ngành tôm dự kiến đạt khoảng 4 tỷ USD, cá tra 1.9 tỷ USD, và các mặt hàng hải sản khác từ 3.6 đến 3.8 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp cần nỗ lực thích ứng với những thách thức và biến động của thị trường, đồng thời nắm bắt cơ hội phát triển bền vững.
Thách thức lớn nhất trong năm 2024 vẫn là việc tháo gỡ thẻ vàng IUU từ EU, nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu sang thị trường này do các thủ tục xác nhận và chứng nhận thủy sản khai thác còn gặp nhiều bất cập.
Một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu tiêu biểu
Xuất khẩu tôm Việt Nam trong năm 2023 đã trải qua một giai đoạn khó khăn do nhiều yếu tố bất lợi từ thị trường toàn cầu và sự cạnh tranh từ các đối thủ. Tuy nhiên, những tín hiệu tích cực đã xuất hiện trong 4 tháng đầu năm 2024, với sự phục hồi đáng kể ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.
Kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2023 giảm 21,5% so với năm trước đó, chủ yếu do lạm phát, khủng hoảng kinh tế, chiến tranh, hàng tồn kho dư thừa và nhu cầu tiêu thụ giảm. Tôm Ấn Độ và Ecuador cũng gây áp lực cạnh tranh lớn. Xuất khẩu tôm đã tăng 9,8% trong 4 tháng đầu năm 2024, đạt gần 974 triệu USD. Trung Quốc và Mỹ là hai thị trường đóng góp chính cho sự phục hồi này.
Xuất khẩu tôm thẻ chân trắng chiếm 72% tổng giá trị xuất khẩu và đã phục hồi 11% trong quý I/2024. Xuất khẩu tôm sú giảm 12,6% và chiếm chưa đến 12% tổng giá trị xuất khẩu. Giá xuất khẩu tôm nguyên liệu vẫn ở mức thấp so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, thị trường Mỹ bước đầu tăng trưởng nhờ giải phóng hàng tồn kho và nhu cầu tăng cao. Các nhà nhập khẩu Mỹ cũng đang thắt chặt kiểm soát đối với tôm Ấn Độ và Ecuador do các vấn đề về chất lượng và an toàn.
Trong 3 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt 411 triệu USD, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2023. Điều này chủ yếu do sự suy giảm ở các thị trường chính như Trung Quốc và EU. Cụ thể, Trung Quốc và Hồng Kông, thị trường tiêu thụ cá tra lớn nhất, nhập khẩu 111 triệu USD trong quý I/2024, giảm 22% so với năm trước.
Ngược lại, thị trường Mỹ ghi nhận sự tăng trưởng tích cực với kim ngạch xuất khẩu đạt 64 triệu USD trong 3 tháng đầu năm 2024, tăng gần 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào kim ngạch xuất khẩu trong tháng 1 và 3. Mỹ đã vượt qua khối thị trường CPTPP để trở lại vị trí là thị trường lớn thứ hai tiêu thụ cá tra Việt Nam.
Xuất khẩu cá tra sang khối thị trường CPTPP cũng tăng, đạt 59 triệu USD trong quý I/2024, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Canada nổi bật với mức tăng trưởng 43%, mặc dù hầu hết các quốc gia khác trong khối đều giảm.
Tuy nhiên, do những khó khăn trong xuất khẩu từ năm 2023, người nuôi và doanh nghiệp đã điều chỉnh giảm sản lượng nuôi. Thời tiết không thuận lợi cũng ảnh hưởng đến việc nuôi cá, do đó dự kiến nguyên liệu cá tra từ đây đến cuối năm sẽ không dồi dào.
Dù có những dấu hiệu tích cực, nhu cầu tại các thị trường chính chưa phục hồi mạnh. Dự báo tình hình sẽ cải thiện từ quý 3 và quý 4, kèm theo giá xuất khẩu sẽ tăng ít nhất 10% so với hiện tại. Hiện nay, giá xuất khẩu đang ở mức thấp, thậm chí dưới giá thành sản xuất. Các doanh nghiệp cần cân nhắc mức giá bán phù hợp để đảm bảo lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu từng thị trường.
Áp lực tồn kho của doanh nghiệp giảm dần sẽ tạo cơ hội tăng sản xuất và thực hiện những đơn hàng mới với mức giá tốt hơn. Mục tiêu xuất khẩu cá tra năm 2024 là đạt khoảng 2 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2023.
Trong 3 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hải sản của Việt Nam đạt 837 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2022. Các thị trường nhập khẩu chính bao gồm Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc & Hồng Kông, Thái Lan và Nga.
Xuất khẩu cá ngừ: Tháng 3/2024 kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đạt gần 84 triệu USD, tăng 17%. 3 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu đạt 215 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023 nhưng thấp hơn 17% so với năm 2022. Thị trường chính bao gồm: Mỹ, EU, khối CPTPP, Israel, Nga, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 18%, Mexico giảm 38%, Chile giảm 34% và Thái Lan giảm 78%, ảnh hưởng đến tăng trưởng tổng thể trong tháng 3.
Xuất khẩu mực, bạch tuộc: Trong quý I/2024 kim ngạch xuất khẩu đạt 138,5 triệu USD, tương đương cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu mực chiếm 53%, giảm nhẹ 2%, trong khi xuất khẩu bạch tuộc chiếm 47%, tăng 2,5%.
Xuất khẩu chả cá, surimi: Đạt trên 61 triệu USD, giảm 12% trong quý I/2024. Xuất khẩu sang Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản đều giảm đáng kể. Sản lượng cá nguyên liệu sản xuất surimi dồi dào và lượng tồn kho lớn gây áp lực giảm giá .
Xuất khẩu cua ghẹ: Quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu đạt 52 triệu USD, tăng đột phá 75%. Xuất khẩu cua tăng 85%, ghẹ tăng 57%. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ ba, với mức tăng nhập khẩu gấp 8,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ: Quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 30 triệu USD, giảm gần 7%. Xuất khẩu nghêu giảm 8%, đạt 18 triệu USD. Các loài có vỏ khác như điệp và ốc giảm giá trị xuất khẩu, nhưng xuất khẩu hàu tăng 22%.
Ngành thủy sản Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi sau một năm 2023 đầy khó khăn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua, đặc biệt là việc tháo gỡ thẻ vàng IUU. Các doanh nghiệp cần thích ứng với biến động thị trường, tận dụng cơ hội và cải thiện chất lượng sản phẩm để đạt được mục tiêu xuất khẩu đề ra.