590.911 480.000 63.000[15] 26.791[16] 17.000 7.430 5.455[17] 3.972 3.421,[18] 2,163[19] 1.389 1.273[20] 1.271 1.068 900 826 44
590.911 480.000 63.000[15] 26.791[16] 17.000 7.430 5.455[17] 3.972 3.421,[18] 2,163[19] 1.389 1.273[20] 1.271 1.068 900 826 44
15 năm kể từ sự kiện trao đổi các nhóm thăm gia đình và đoàn biểu diễn văn hóa tháng 9/1985, không hề có tiến triển nào về vấn đề gia đình ly tán của hai miền. Theo thỏa thuận tại vòng đàm phán Chữ thập đỏ liên Triều đầu tiên tháng 6/2000, 1.170 thành viên các gia đình ly tán đã có những cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt với người thân ở Seoul và Bình Nhưỡng năm đó. Ở vòng đàm phán Chữ thập đỏ lần thứ 5 tháng 11/2003, hai miền đã đồng ý phương án thực hiện các cuộc đoàn tụ qua video để giải quyết vấn đề gia đình ly tán. Tại cuộc họp Hội Chữ thập đỏ lần thứ 9 tháng 11/2007, hai bên đã đồng ý mở rộng các cuộc đoàn tụ và tổ chức chương trình thường xuyên. Thông qua các nhân viên liên lạc tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm ngày 5/2/2008, hai miền đã thống nhất về việc trao đổi thư từ video giữa các gia đình bị ly tán. Theo đó, 20 gia đình mỗi bên sẽ tiến hành thử nghiệm trao đổi thư video. Các cuộc đoàn tụ gia đình trực tiếp thứ 17 và 18 lần lượt được tổ chức vào năm 2009 và 2010. Sau vụ việc pháo binh Bắc Triều Tiên tấn công đảo biên giới Yeonpyeong của Hàn Quốc cuối năm 2010, chương trình đoàn tụ đã bị đình chỉ một thời gian rồi nối lại vào tháng 2/2014. Ngày 25/8/2015, miền Nam và miền Bắc đã tổ chức thảo luận cấp cao và đồng ý thực hiện một vòng đoàn tụ mới. Theo thỏa thuận, vòng 20 của các cuộc hội ngộ đã diễn ra vào tháng 10 năm đó. Hai miền đều nhận thấy cần đề cập đến vấn đề nhân đạo này một lần nữa trong Hội nghị thượng đỉnh liên Triều tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm ngày 27/4/2018, tạo đà cho sự kiện đoàn tụ thứ 21 diễn ra ở núi Geumgang tháng 8 cùng năm.
Tuyến đường sắt Gyeongui mở cửa năm 1906 nối Seoul với Sinuiju ở phía Tây bán đảo Hàn Quốc đã phải ngừng hoạt động trong chiến tranh Bắc Triều Tiên. Sau Hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2000, hai miền Nam-Bắc đã nhất trí kết nối lại tuyến đường sắt. Sau khi công tác trùng tu hoàn tất, ga Dorasan, điểm dừng chân cực Bắc của tuyến Gyeongui ở Hàn Quốc bắt đầu đi vào hoạt động tháng 4/2002. Cùng năm, Tổng thống Mỹ George W. Bush và Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung đã đến thăm nhà ga và phát biểu tại đây. Kể từ đó, điểm cuối cùng trong tuyến đường sắt liên Triều cũng gắn liền với biểu tượng của mong muốn hòa bình và thống nhất.
Khu công nghiệp liên Triều Gaesung là dự án thương mại kết hợp vốn và công nghệ của Hàn Quốc với đất đai và nhân lực của Bắc Triều Tiên. 15 công ty Hàn Quốc đã bắt đầu hoạt động thí điểm tại khu công nghiệp từ tháng 6/2004. Dự án lịch sử này đã mở ra trang mới cho giao lưu và hợp tác liên Triều, có ý nghĩa kinh tế-xã hội và văn hóa to lớn. Dự án đóng góp ngày càng nhiều cho thương mại liên Triều, chiếm tỷ trọng tới 99,6% năm 2015. Khu công nghiệp còn phát triển thành một cộng đồng kinh tế và dân sinh, với 54.800 công nhân Bắc Triều Tiên và 800 người Hàn Quốc làm việc cùng nhau. Tuy vậy, dự án cũng trải qua nhiều thăng trầm do bất ổn trong quan hệ liên Triều và vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Cuối cùng, vào tháng 2/2016, Chính phủ Hàn Quốc đã đình chỉ mọi hoạt động tại khu công nghiệp này sau khi miền Bắc tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân thứ 4 và phóng vũ khí tầm xa, nghi ngờ rằng lợi nhuận từ Khu công nghiệp Gaesung đã được sử dụng để phát triển vũ khí hạt nhân.
Tháng 2/2005, Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên chính thức tuyên bố miền Bắc sở hữu vũ khí hạt nhân với mục đích chính là "tự vệ." Tháng 4/2012, nước này đã sửa đổi hiến pháp và tuyên bố là cường quốc hạt nhân.
Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun đã tới Bình Nhưỡng từ ngày 2-4/10/2007 để hội đàm với Chủ tịch Kim Jong-il. Đây được coi là Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ hai sau Hội nghị thượng đỉnh tháng 6/2000 tại Bình Nhưỡng. Tổng thống Roh là nhà lãnh đạo Hàn Quốc đầu tiên đi qua biên giới tới Bắc Triều Tiên bằng đường bộ ngày 2/10. Ngay hôm sau, hai nhà lãnh đạo đã có buổi hội đàm, đến ngày 4/10 thông qua “Tuyên bố chung về sự phát triển của quan hệ liên Triều và hòa bình thịnh vượng” trên cơ sở Tuyên bố chung 15/6/2000. Theo đó, hai bên nhất trí theo đuổi một Hội nghị thượng đỉnh từ 3 tới 4 bên để giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Hàn Quốc, tích cực xúc tiến các dự án hợp tác kinh tế liên Triều, và mở rộng quy mô đoàn tụ thành viên các gia đình bị ly tán
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un hôm nay (18/10) khẳng định, việc nước này cắt đứt các tuyến đường bộ và đường sắt kết nối với Hàn Quốc không chỉ có nghĩa là đóng cửa về mặt vật lý mà còn có nghĩa là cắt đứt mối quan hệ với Seoul, đồng thời loại bỏ hoàn toàn ý thức về sự thống nhất. Theo ông Kim Jong Un, chỉ có dùng sức mạnh kiềm chế kẻ thù mới có thể đạt được nền hòa bình một cách đáng tin cậy, an ninh và vững chắc. Nhà lãnh đạo Triều Tiên còn cảnh báo sẽ không do dự sử dụng vũ lực nếu chủ quyền của nước này bị xâm phạm.
Chỉ trước đó một ngày, KCNA xác nhận Quốc hội Triều Tiên đã sửa đổi hiến pháp để đưa Hàn Quốc vào danh sách quốc gia thù địch và phá hủy tuyến đường bộ nối hai miền Triều Tiên; nhấn mạnh Triều Tiên sẽ tiếp tục áp dụng thêm các biện pháp để củng cố phong tỏa vĩnh viễn đường biên giới với Hàn Quốc.
Phản ứng trước việc Triều Tiên từ chối ý tưởng thống nhất và xác định Hàn Quốc là một quốc gia thù địch trong Hiến pháp của nước này, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Kim Yung Ho nhấn mạnh, việc thống nhất Bán đảo Triều Tiên phải được nhìn nhận từ góc độ đạo đức và giá trị gắn kết, thay vì chỉ tập trung vào những lợi ích và chi phí kinh tế. Hàn Quốc sẽ theo đuổi một sự thống nhất "tự do và hòa bình" theo học thuyết mà Tổng thống Yoon Suk Yeol đã công bố vào tháng 8 vừa qua dựa trên các nguyên tắc tự do, hòa bình và thịnh vượng. Cũng theo ông Kim Yung Ho, bên cạnh tiếp tục tìm kiếm đối thoại với Triều Tiên, Hàn Quốc sẽ triển khai mọi biện pháp khả thi để tạo nền tảng cho việc thống nhất hai miền Triều Tiên.
Mặc dù cục diện hiện nay trên Bán đảo Triều Tiên khá căng thẳng, song giới chuyên gia nhận định, không nhiều khả năng xảy ra chiến tranh giữa Hàn Quốc và Triều Tiên thời gian tới. Các chuyên gia tin rằng mục tiêu của ông Kim Jong Un chỉ là giảm ảnh hưởng của Hàn Quốc trong tình hình bế tắc hạt nhân trong khu vực và tìm kiếm các cuộc đàm phán trực tiếp với Mỹ.
Yang Moo-jin, Hiệu trưởng Đại học Nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul, cho rằng: "Đây là biện pháp quân sự thiết thực liên quan đến hệ thống 2 nhà nước thù địch mà Triều Tiên thường xuyên nhắc tới. Theo quan điểm của nhà lãnh đạo Kim Jong Un, ông ấy có lẽ cho rằng việc tách biệt và duy trì mối quan hệ xa lạ với Hàn Quốc sẽ giúp Triều Tiên tồn tại và cải thiện chất lượng cuộc sống”.
Ông Kang Dong-wan, Giáo sư chính trị và ngoại giao tại Đại học Dong-A ở Busan cũng cho rằng tình hình giữa hai miền Triều Tiên sẽ không leo thang đến mức nổ ra chiến tranh trong thời gian tới, mà Triều Tiên chỉ đang lợi dụng đối đầu quân sự để tăng cường sự đoàn kết nội bộ.
Về khả năng Triều Tiên phát động một cuộc chiến tranh toàn diện, nhiều chuyên gia đồng tình với quan điểm cho rằng, xung đột giữa Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ chỉ dừng ở cuộc chiến ngôn từ, bởi vì cả Triều Tiên và Hàn Quốc đều biết rằng họ không thể gánh chịu cái giá phải trả cho một cuộc chiến tranh toàn diện. Khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân trên thực tế hiện là rất thấp. Dù có một loạt động thái gây lo ngại gần đây, nhưng về bản chất Triều Tiên vẫn hoàn toàn nhận thức rất rõ hậu quả nghiêm trọng của một cuộc xung đột quy mô lớn.
VOV.VN - Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hôm qua (17/10) đã thị sát Ban chỉ huy Quân đoàn 2 của Quân đội Nhân dân Triều Tiên. Sau khi nghe báo cáo, ông đã kiểm tra mức độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng quân đội tại đây.