Nghĩ tới Luật, chắc hẳn ai cũng nghĩ là học để ra làm luật sư. Đúng nhưng chưa đủ, đặc biệt là với ngành Luật kinh tế thì con đường sự nghiệp rộng mở hơn rất nhiều.
Nghĩ tới Luật, chắc hẳn ai cũng nghĩ là học để ra làm luật sư. Đúng nhưng chưa đủ, đặc biệt là với ngành Luật kinh tế thì con đường sự nghiệp rộng mở hơn rất nhiều.
Tốt nghiệp đại học các chuyên ngành Luật, chỉ là bước đầu tiên trên hành trình chinh phục giấc mơ Luật sư. Để trở thành Luật sư, bạn cần có thời gian làm việc thực tế và theo học các khóa đào tạo cấp chứng chỉ hành nghề. Do đó đối với sinh viên Luật, học việc tại các công ty luật, văn phòng luật sư là rất cần thiết. Trên thực tế có nhiều bạn đi học việc và làm từ năm thứ hai, thứ ba, đây là khoảng thời gian hợp lý để tiếp xúc và va chạm với thực tế.
Tiếp theo, sau khi học xong đại học để trở thành luật sư, bạn cần trải qua lớp đào tạo nghiệp vụ về luật sư tại Học viện Tư pháp, thời gian đào tạo hiện nay là 12 tháng. Sau khi trải qua lớp này, các bạn sẽ được cấp chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ luật sư. Lúc này, các bạn có thể làm hồ sơ tập sự tại các công ty luật hoặc văn phòng luật sư. Thời gian tập sự là 1 năm, việc tập sự cũng sẽ có lương như đi làm tùy vào việc luật sư tập sự thỏa thuận với văn phòng.
Sau khi tập sự xong thì bước quan trọng là kiểm tra kết thúc tập sự. Các bạn sẽ trải qua kỳ thi kiểm tra tập sự do Liên đoàn Luật sư tổ chức, nếu qua được kỳ thi này sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Cuối cùng là đăng ký hành nghề và cấp thẻ luật sư tại Đoàn Luật sư nơi hành nghề, đây là bước cuối cùng và khi nhận thẻ luật sư, bạn đã chính thức trở thành một luật sư thực thụ.
Tuy nhiên, một luật sư thực thụ không chỉ căn cứ trên thẻ luật sư của người đó mà chủ yếu nằm ở kiến thức và kinh nghiệm. Do đó. nếu bạn đã xác định rõ mục tiêu của mình thì nên tiến hành tập sự vào những năm học của quãng thời gian sinh viên để học tập kinh nghiệm làm luật cho mình. Rightpath.edu.vn chúc bạn thành công nhé!
Trong khi những chuyên ngành như Luật hình sự, Luật dân sự thường làm việc trong cơ quan nhà nước thì những người học Luật kinh tế thường có cơ hội việc làm đa dạng hơn như:
Ngoài ra, nhiều người học Luật kinh tế xong có thể lựa chọn phát triển theo hướng làm kinh doanh hay chính trị. Những nền tảng kiến thức vững chắc về luật pháp, đặc biệt là Luật kinh tế giúp bạn gia tăng cơ hội thành công.
Luật kinh tế là một bộ phận liên quan đến luật thuộc lĩnh vực kinh tế, là các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm giải quyết tất cả các mâu thuẫn, xung đột, tranh chấp có liên quan đến kinh tế. Phạm vi tồn tại của Luật kinh tế rất rộng, nhiều nhất trong các tổ chức, doanh nghiệp có các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngành Luật kinh tế trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý trong kinh doanh. Cùng với kiến thức về Hiến pháp, các bộ luật... thì kỹ năng phát hiện, nghiên cứu và xử lý các vấn đề pháp lý trong thực tiễn kinh doanh cũng được chú trọng như: kỹ năng nghiên cứu phân tích pháp luật, phân tích rủi ro pháp lý, kỹ năng đàm phán soạn thảo hợp đồng… để có thể đáp ứng được yêu cầu về những dịch vụ pháp lý ngày càng đa dạng. Do đó, đừng nên nghĩ Luật kinh tế là ngành học khô khan, chỉ có học thuộc lòng hết bộ luật này đến bộ luật khác.